Ứng dụng phương pháp giáo dục tiên tiến đổi mới tổ chức các hoạt động trong trường mầm non
1. Đầu tư cơ sở vật chất hiện đại
Ban giám hiệu nhà trường thực hiện tốt công tác tham mưu với chủ trường nên các lớp học, phòng chức năng, khu vực ngoài trời được trang bị hệ thống đồ dùng, đồ chơi phong phú, hiện đại. Nhà trường liên tục đầu tư, cải tạo, bổ sung trang thiết bị, cơ sở vật chất với tổng kinh phí ............
- 100% lớp học được trang bị đồ dùng đồ chơi theo qui định và các thiết bị hiện đại phù hợp với GDMN quốc tế như: Đồ chơi Lego Hàn Quốc, ti vi, máy in, máy tính nối mạng Internet, hệ thống giáo cụ theo phương pháp Montessori và STEAM. Bên cạnh những trang thiết bị đồ dùng đồ chơi hiện đại là sự phong phú, đa dạng các nguyên vật liệu tự nhiên và tái chế. Đồ dùng đồ chơi của các lớp học phong phú, sắp xếp ngăn nắp, gọn gàng, có tính hệ thống khoa học và tiện dụng, thường xuyên được bổ sung, thay đổi căn cứ trên khả năng và mong muốn của trẻ.
- Trên sân lầu 3 được thiết kế thành các khu tiểu cảnh không chỉ đảm bảo thẩm mỹ mà còn đưa thiên nhiên gần với trẻ hơn, mở ra cho các con một không gian tuyệt vời để trải nghiệm, sáng tạo.
- Ngoài ra, nhà trường xây dựng hệ thống các phòng chức năng trang bị đầy đủ đồ dùng hiện đại, đồng bộ, đáp ứng các tiêu chuẩn hội nhập quốc tế như: phòng âm nhạc; phòng thư viện; phòng làm quen với tiếng Anh; phòng ứng dụng phương pháp Motessori và phương pháp giáo dục STEAM với hệ thống giáo cụ cho các lứa tuổi. Các góc hoạt động trong phòng được chia theo 5 lĩnh vực chủ đạo (khoa học, công nghệ, kĩ thuật, nghệ thuật, toán học.)
- Sân chơi được quy hoạch hợp lý theo mô hình thuận lợi cho trẻ hoạt động với các khu vực: Khu phát triển thể chất; sân chơi bóng rổ; sân đá banh; khu vườn ươm, khu vườn hoa, khu chơi nước,...
2. Tổ chức bồi dưỡng cho giáo viên phương pháp giáo dục tiên tiến.
Được sự giúp đỡ của Sở GDĐT, phòng GDĐT quận Tân Phú nhà trường luôn chú trọng bồi dưỡng phương pháp giáo dục tiên tiến cho đội ngũ.
Việc bồi dưỡng cho giáo viên phương pháp Motessori và phương pháp STEAM cũng được nhà trường quan tâm, chú trọng. Ban giám hiệu đã mời ............... về phương pháp giáo dục STEAM cho 100% GV. Giáo viên luôn được khuyến khích tự tìm hiểu và học hỏi thêm về phương pháp Montessori và phương pháp giáo dục STEAM qua nhiều kênh thông tin. Điều này giúp các cô giáo nắm được bản chất của phương pháp, thao tác đúng và thực hiện hiệu quả các hoạt động ứng dụng phương pháp giáo dục tiên tiến trong chăm sóc, giáo dục trẻ.Trên cơ sở những kiến thức, kĩ năng đã học được về STEAM và Montestory, giáo viên đã chia sẻ và lan tỏa đến đồng nghiệp kinh nghiệm mình tích lũy được thông qua các buổi sinh hoạt chuyên môn. Nhờ đó, phương pháp giáo dục STEAM và Montestory đã được triển khai nhân rộng tại 100% các lớp.
3. Ứng dụng phương pháp GD tiên tiến đổi mới tổ chức các hoạt động GD trong nhà trường.
Trường Mầm non Bảo Bảo luôn nỗ lực cố gắng trong việc ứng dụng phương pháp giáo dục tiên tiến nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ. Cụ thể:
* Ứng dụng phương pháp Montessori dạy trẻ kĩ năng thực hành cuộc sống.
Ban giam hiệu đã chỉ đạo tổ chuyên môn xây dựng hệ thống các bài học dạy trẻ kĩ năng thực hành cuộc sống ứng dụng phương pháp giáo dục Montessori. Từ những bài học đầu tiên như chuyển hạt từ bát này sang bát khác đến những bài phức tạp hơn như: Đóng mở cúc áo; đóng mở khóa; buộc dây; đóng mở đai; dùng đũa gắp; rót nước...Các hoạt động được tổ chức theo các cách thức từ đơn giản đến phức tạp. Mỗi hoạt động gồm 3 bài học theo 3 mức độ khó dần. Hoạt động rèn kĩ năng thực hành cuộc sống theo phương pháp Montessori trong nhà trường không chỉ giúp rèn luyện cơ tay, các vận động thô và tinh mà còn rèn cho các bé tính cẩn thận, kiên trì, tập trung trong công việc và hướng đến mục đích xã tốt đẹp là giúp trẻ có thể tự làm những công việc đơn giản hàng ngày để chăm sóc bản thân, giúp đỡ cô giáo, bố mẹ.
* Ứng dụng phương pháp STEAM:
Trong GDMN, điểm nổi bật của phương pháp STEAM là sự kết nối giữa các lĩnh vực, các thí nghiệm, hoạt động thực tiễn giúp trẻ có thể rút ra kết luận và ghi nhớ sâu sắc.
Để thực hiện có hiệu quả việc ứng dụng phương pháp STEAM nhà trường đã xây dựng nội dung giáo dục với các dự án cụ thể, gần gũi, thiết thực xuyên suốt các chủ đề trong năm học, thu hút trẻ say mê sáng tạo. Các dự án được xây dựng theo nguyên tắc đồng tâm, phát triển dần nội dung theo mức độ tư duy và kĩ năng của trẻ từng độ tuổi. Trong từng dự án, giáo viên đưa ra vấn đề để trẻ khám phá, tìm hiểu các nguyên lý khoa học đơn giản và hướng trẻ đến việc thiết kế, chế tạo ra một sản phẩm mới có tính ứng dụng trong cuộc sống. Những trải nghiệm thú vị, những thí nghiệm đặc biệt khiến trẻ vô cùng hứng thú, giúp các bé lĩnh hội tri thức và rèn luyện khả năng tư duy, sáng tạo, sự mạnh dạn, tự tin cũng như kĩ năng hoạt động nhóm.
4. Kết quả đạt được
Với sự đầu tư đồng bộ về cơ sở vật chất và bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ, 100% hoạt động giáo dục trong trường được tổ chức theo hình thức đổi mới lấy trẻ làm trung tâm, trẻ được phát triển toàn diện, đạt yêu cầu độ tuổi, có các kỹ năng xã hội tốt, nhanh nhẹn, tự tin, mạnh dạn trong giao tiếp ứng xử, chủ động tìm kiếm thông tin, ham học hỏi và được chuẩn bị hành trang cần thiết để sẵn sàng bước vào các cấp học tiếp theo, có đủ yếu tố trở thành công dân toàn cầu trong tương lai.