Lĩnh vực phát triển nhận thức

02852756453 - 0907393537

267 Khuông Việt, Phường Phú Trung, Quận Tân Phú, TP HCM

Lĩnh vực phát triển nhận thức

Lĩnh vực 2: Giáo dục phát triển nhận thức của trẻ mầm non
1. Trẻ từ 12-24th
a.  Tập luyện và phối hợp các giác quan (thị giác, thính giác, xúc giác, khứu giác, vị giác)
•    Tìm đồ chơi cất giấu, nghe âm thanh và tìm nơi phát ra âm thanh.
•    Sờ nắm, lắc, gõ đồ chơi và nghe âm thanh.

 b.  Nhận biết
•    Gọi tên, chức năng một số bộ phận cơ thể của con nguời.
•    Tên gọi, đặc điểm nổi bật, công dụng và cách sử dụng một số đồ dùng, đồ chơi, phương tiện giao thông quen thuộc với trẻ.
•    Tên gọi và đặc điểm nổi bật của một số con vật, hoa quả quen thuộc với trẻ.
•    Một số màu cơ bản, kích thước, hình dạng, số lượng,…

2. Trẻ từ 24-36 tháng
 a. Tập luyện và phối hợp các giác quan (thị giác, thính giác, xúc giác, khứu giác, vị giác)
•    Tìm đồ vật cất giấu, nghe và nhận biết âm thanh phát ra của một số đồ vật, con vật quen thuộc.
•    Sờ nắn, nhìn, ngửi, đồ vật, hoa quả để nhận biết đặc điểm nổi bật.
•    Sờ nắn đồ vật, đồ chơi để nhận biết cứng - mềm, trơn - sần sùi.
 
b. Nhận biết
•    Gọi tên, chức năng một số bộ phận cơ thể của con nguời.
•    Tên gọi, đặc điểm nổi bật, công dụng và cách sử dụng một số đồ dùng, đồ chơi, phương tiện giao thông quen thuộc với trẻ.
•    Tên gọi và đặc điểm nổi bật của một số con vật, hoa quả quen thuộc với trẻ.
•    Một số màu cơ bản, kích thước, hình dạng, số lượng, vị trí trong không gian,…
•    Biết tên cô, bạn, người thân và các đồ dùng đồ chơi của bản thân, lớp học.

3. Trẻ từ 3-4 tuổi
  a.  Khám phá khoa học
•    Các bộ phận của cơ thể con người như chức năng các giác quan và một số bộ phận khác của cơ thể.
•    Đồ vật:
           +  Đồ dùng, đồ chơi: đặc điểm nổi bật, công dụng, cách sử dụng đồ dùng, đồ chơi.
           + Phương tiện giao thông: tên, đặc điểm, công dụng cuả một số phương tiện giao thông quen thuộc.
           +  Động vật và thực vật: đặc điểm nổi bật và ích lợi của con vật, cây, hoa qủa quen thuộc. Cách chăm sóc và bảo vệ cây cỏ, con vật.
           +  Mối liên hệ đơn giản giữa con vật, cây quen thuộc với môi trường sống của chúng
•    Một số hiện tượng tự nhiên: thời tiết; ngày và đêm, mặt trời và mặt trăng; nước, không khí, ánh sáng; đất đá, cát, sỏi.
 
b.  Làm quen với một số khái niệm sơ đẳng về toán
•    Tập hợp, số lượng, số thứ tự và đếm: đếm trên đối tượng 5 và đếm trong khả năng, gộp 2 nhóm đối tượng và đếm, tách một nhóm đối tượng thành nhiều nhóm nhỏ
•    Xếp tương ứng: 1-1, ghép đôi
•    So sánh, sắp xếp theo quy tắc: xếp xen kẽ, so sánh 2 đối tượng về kích thước.
•    Đo lường
•    Hình dạng: nhận biết và gọi tên các hình: vuông, tròn, chữ nhật, sử dụng các hình để chắp ghép.
•    Định hướng trong không gian và định hướng thời gian: nhận biết phía trên, phía dưới; phía trước, phía sau, tay phải, tay trái.
 
c.  Khám phá xã hội:
•    Bản thân, gia đình, trường mầm non, cộng đồng: tên, tuổi, giới tính bản thân và người thân, địa chỉ gia đình, tên cô, bạn bè, đồ chơi, các hoạt động của trẻ ở trường.
4. Trẻ từ 4-5 tuổi
  a. Khám phá khoa học.
   - Các bộ phận của cơ thể con người như chức năng các giác quan và một số bộ phận khác của cơ thể.
   - Đồ vật:
•    Đồ dùng, đồ chơi: đặc điểm, công dụng và cách sử dụng đồ dùng, đồ chơi. Một số mối liên hệ đơn giản giữa đặc điểm cấu tạo với cách sử dụng của đồ dùng, đồ chơi quen thuộc. Phân loại đồ dùng, đồ chơi theo 1-2 dấu hiệu,…
•    Phương tiện giao thông: đặc điểm, công dụng của một số phương tiện giao thông và phân loại theo 1-2 dấu hiệu.
   - Động vật và thực vật:
•    Đặc điểm bên ngoài của con vật, cây, hoa quả gần gũi, lợi ích và tác hại đối với con người.
•    So sánh sự khác nhau – giống nhau, phân loại các con vật, câu, hoa, quả.
•    Quan sát, phán đoán mối liên hệ đơn giản giữa con vật, cây với môi trường sống.
•    Cách chăm sóc và bảo vệ con vật, cây gần gũi.
   - Một số hiện tượng tự nhiên:
•    Thời tiết, mùa: một số hiện tượng thời tiết theo mùa và ảnh hưởng của nó đến sinh hoạt của con người.
•    Ngày và đêm, mặt trời, mặt trăng: sự khác nhau giữa ngày và đêm.
•    Nước: các nguồn nước trong môi trường sống; ích lợi của nước đối với đời sống con người, con vật và cây; một số đặc điểm, tính chất của nước; nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước và cách bảo vệ nguồn nước.
•    Không khí và ánh sáng: không khí, các nguồn ánh sáng và sự cần thiết của nó với cuộc sống con người, con vật và cây.
•    Một vài đặc điểm, tính chất của đất, đá, cát, sỏi.
 
b. Làm quen với một số khái niệm sơ đẳng về toán.
   - Tập hợp, số lượng, số thứ tự và đếm:
•    Đếm trên đối tượng trong phạm vi 10 và đếm trong khả năng.
•    Chữ số, số lượng và số thứ tự trong phạm vi 5.
•    Gộp 2 nhóm đối tượng và đếm.
•    Tách một nhóm đối tượng thành các nhóm nhỏ hơn.
•    Nhận biết ý nghĩa các con số được sử dụng trong cuộc sống hàng ngày (số nhà, biển số xe,…)
   - Xếp tương ứng:  1 - 1, ghép đôi.
   - So sánh, sắp xếp theo quy tắc: so sánh, phát hiện qui tắc sắp xếp và sắp xếp theo qui tắc.
   - Đo lường: đo độ dài một vật và đo dung tích bằng một đơn vị đo.
   - Hình dạng: so sánh sự khác nhau và giống nhau của các hình: vuông, tam giác, tròn, chữ nhật; chắp ghép các hình hình học để tạo thành các hình mới theo ý thích và theo yêu cầu.
   - Định hướng trong không gian và định hướng thời gian: xác định vị trí của đồ vật so với bản thân trẻ và so với bạn khác (phía trước - sau, trên - dưới, phải - trái); nhận biết các buổi: sáng, trưa, chiều, tối.

  c. Khám phá xã hội:
   - Bản thân, gia đình, trường mầm non, cộng đồng:
•    Họ tên, tuổi, giới tính, đặc điểm bên ngoài, sở thích của bản thân.
•    Họ tên, công việc của bố mẹ, những người thân trong gia đình và công việc của họ. Một số nhu cầu của gia đình, địa chỉ gia đình.
•    Tên, địa chỉ của trường lớp. Tên và công việc của cô giáo và các cô bác ở trường.
•    Họ tên và một vài đặc điểm cả các bạn; các hoạt động của trẻ ở trường.

5. Trẻ từ 5-6 tuổi
  a. Khám phá khoa học
   - Các bộ phận của cơ thể con người như chức năng các giác quan và một số bộ phận khác của cơ thể.
   - Đồ vật:
•    Đồ vật (đồ dùng, đồ chơi): đặc điểm, công dụng và cách sử dụng đồ dùng, đồ chơi. Một số mối liên hệ đơn giản giữa đặc điểm cấu tạo với cách sử dụng của đồ dùng, đồ chơi quen thuộc. So sánh sự khác và giống nhau của đồ dùng, đồ chơi và sự đa dạng của chúng. Phân loại đồ dùng, đồ chơi theo 2 - 3 dấu hiệu.
•    Phương tiện giao thông: đặc điểm, công dụng của một số phương tiện giao thông và phân loại theo 2-3 dấu hiệu.
   - Động vật và thực vật:
•    Đặc điểm, lợi ích và tác hại của của con vật, cây, hoa, quả.
•    Quá trình phát triển của cây, con vật; điều kiện sống của một số loại cây, con vật.
•    So sánh sự khác và giống nhau của một số con vật, cây, hoa, quả.
•    Quan sát, phán đoán mối liên hệ đơn giản giữa con vật, cây với môi trường sống.
•    Cách chăm sóc và bảo vệ con vật, cây gần gũi.
   - Một số hiện tượng tự nhiên:
•    Thời tiết, mùa: một số hiện tượng thời tiết thay đổi theo mùa và thứ tự các mùa, sự thay đổi trong sinh hoạt của con người, con vật và cây theo mùa.
•    Ngày - đêm, mặt trời và mặt trăng: sự khác nhau giữa ngày và đêm, mặt trời, mặt trăng.
•    Nước: Các nguồn nước trong môi trường sống; ích lợi của nước đối với đời sống con người, con vật và cây; một số đặc điểm, tính chất của nước; nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước và cách bảo vệ nguồn nước.
•    Không khí và ánh sáng: không khí, các nguồn ánh sáng và sự cần thiết của nó với cuộc sống con người, con vật và cây.
•    Đất đá, cát, sỏi: một vài đặc điểm, tính chất của đất, đá, cát, sỏi.
 
b. Làm quen với một số khái niệm sơ đẳng về toán
   - Tập hợp, số lượng, số thứ tự và đếm:
•    Đếm trên đối tượng trong phạm vi 10 và đếm trong khả năng.
•    Chữ số, số lượng và số thứ tự trong phạm vi 10.
•    Nhận biết ý nghĩa các con số được sử dụng trong cuộc sống hàng ngày (số nhà, biển số xe,…)
   - Xếp tương ứng: ghép thành cặp những đối tượng có mối liên quan.
   - So sánh, sắp xếp theo quy tắc: so sánh, phát hiện qui tắc sắp xếp và sắp xếp theo qui tắc. Tạo ra quy tắc sắp xếp.
   - Đo lường: đo độ dài một vật bằng các đơn vị đo khác nhau. Đo độ dài các vật, so sánh và diễn đạt kết quả đo. Đo dung tích các vật, so sánh và diễn đạt kết quả đo.
   - Hình dạng:
•    Nhận biết, gọi tên khối cầu, khối vuông, khối chữ nhật, khối trụ và nhận dạng các khối hình đó trong thực tế.
•    Đo độ dài các vật, so sánh và diễn đạt kết quả đo.
•    Đo dung tích các vật, so sánh và diễn đạt kết quả đo.
   - Định hướng trong không gian và định hướng thời gian:
•    Xác định vị trí của đồ vật (phía trước – phía sau, bên phải – bên trái, phía trên – phía dưới) so với bản thân trẻ với bạn khác và một vật nào đó làm chuẩn. 
•    Nhận biết hôm qua, hôm nay, ngày mai
•    Gọi tên các thứ trong tuần.
 
c. Khám phá xã hội:
   - Bản thân, gia đình, trường mầm non, cộng đồng:
•    Họ tên, ngày sinh, giới tính, đặc điểm bên ngoài, sở thích của bản thân và vị trí của trẻ trong gia đình
•    Các thành viên trong gia đình, nghề nghiệp của bố mẹ; sở thích của các thành viên trong gia đình; quy mô gia đình; nhu cầu, địa chỉ gia đình.
•    Những đặc điểm nổi bậc của trường lớp mầm non, công việc của các cô bác trong trường.
•    Đặc điểm, sở thích của các bạn; các hoạt động của trẻ ở trường.
   - Một số nghề trong xã hội: tên gọi, công cụ, sản phẩm, các hoạt động và ý nghĩa của các nghề phổ biến, nghề truyền thống của địa phương.
   - Danh lam thắng cảnh, các ngày lễ hội, sự kiện văn hóa.

 

 

 



 

Zalo