Lĩnh vực phát triển thể chất

02852756453 - 0907393537

267 Khuông Việt, Phường Phú Trung, Quận Tân Phú, TP HCM

Lĩnh vực phát triển thể chất

Lĩnh vực 1: Giáo dục phát triển thể chất của trẻ mầm non 
1. Trẻ từ 12-24th
  a. Phát triển vận động.
•    Trẻ khỏe mạnh, cân nặng và chiều cao phát triển bình thường theo lứa tuổi một cách hài hòa.
•    Trẻ thích nghi với chế độ ăn cháo và cơm nát, các loại thức ăn khác nhau. Thời gian sinh hoạt chủ yếu là ăn, chơi, ngủ, vận động cơ thể làm chính.
•    Thực hiện được vận động cơ bản theo độ tuổi: tập vận động, hít thở bằng vận động với tay, lưng, bụng, lườn.
•    Một số vận động cơ bản và phát triển tố chất vận động ban đầu:
          +  Bé 12-18 tháng: Trườn, bò qua vật cản, ngồi lăn tung bóng.
          +  Bé 18-24 tháng: Bò, trườn; đi, chạy (đi theo hướng thẳng, đi trong đường hẹp, đi bước qua vật cản, bước lên xuống bậc thang); tung, ném (ngồi lăn bóng, đứng ném, tung bóng).
•    Các cử động của bàn tay, ngón tay và phối hợp tay mắt.
          +  Bé 12 – 18 tháng: Xoay bàn tay và cử động các ngón tay; gõ, đập, cầm, bóp đồ vật; đóng mở nắp không ren; tháo lắp, lồng hộp, xếp chồng 2-3 khối.
          +  Bé 18-24 tháng: Co, duỗi ngón tay, đan ngón tay, cầm, bóp, gõ, đóng đồ vật, tháo lắp lồng hộp tròn, vuông, xếp chồng 4-5 khối.
  b. Dinh dưỡng sức khỏe:
•    Luyện tập nề nếp, thói quen tốt trong sinh hoạt như làm quen với chế độ ăn cơm nát và các loại thức ăn khác nhau,  làm quen chế độ ngủ 1 đến 2 giấc, tập một số thói quen tốt (rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, gọi cô khi có nhu cầu)
•    Làm quen với một số việc tự phục vụ và giữ gìn sức khỏe: 
          +  Tập ngồi vào bàn ăn dùng muỗng xúc thức ăn và uống nước bằng ly.
          +  Thể hiện nhu cầu khi muốn ăn, ngủ, vệ sinh.
          +  Tập tự ngồi bô khi có nhu cầu vệ sinh.
          +  Làm quen với rửa tay, lau mặt.
  c. Nhận biết và phòng tránh một số nguy cơ không an toàn
•    Trẻ nhận biết được một số vật dụng nguy hiểm, những nơi nguy hiểm không được phép sờ vào hoặc đến gần.
•    Nhận biết một số hành động nguy hiểm và phòng tránh.
•    Biết tên cô, bạn, người  thân và các đồ dùng đồ chơi của bản thân, lớp học.

2. Trẻ từ 24-36th
  a. Phát triển vận động
•    Tập động tác phát triển các nhóm cơ và hô hấp như: tập hít vào thở ra, vận động tay, lưng, bụng, lườn.
•    Tập các vận động cơ bản và phát triển tố chất ban đầu:
        +  Chân: ngồi xuống, đứng lên.
        +  Bò, trườn: bò thẳng hướng và có vật trên lưng, bò chui qua cổng, bò, trườn qua vật cản.
        +  Đi, chạy: đi theo lệnh, đi trong đường hẹp, đi có mang vật trên tay, chạy theo hướng thẳng, đứng co 1 chân.
        +  Nhún bật: bật tại chỗ, bật qua vạch kẻ.
        +  Tập tung, ném, bắt: tung – bắt bóng cùng cô, ném bóng về phía trước, ném bóng vào đích.
•    Cử động của bàn tay, ngón tay và phối hợp tay mắt:
        +  Xoa tay, chạm các đầu ngón tay với nhau, nhào, đảo, vò xé.
        +  Đóng cọc bàn gỗ.
        +  Tập xâu, luồn dây, cài, cởi cúc, buộc dây. Chồng, xếp 6-8 khối.
        +  Tập cầm bút tô, vẽ, lật mở trang sách.
 
b. Dinh dưỡng sức khỏe:
•    Luyện tập nề nếp, thói quen tốt trong sinh hoạt như: chế độ ăn cơm và các loại thức ăn khác nhau, thói quen trong ăn uống và chế độ ngủ 1 giấc, tập một số thói quen tốt trong sinh hoạt (ăn chín, uốn chín, rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, vứt rác đúng nơi quy định)
•    Làm quen  với việc tự phục vụ và giữ gìn vệ sinh.
•    Tập tự phục vụ: tự ăn cơm, uống nước, mặc quần áo, đi dép trong nhà vệ sinh,..
•    Nói chuyện với người lớn khi có nhu cầu: ăn, ngủ, vệ sinh.
•    Đi vệ sinh đúng nơi quy định.
•    Tập một số thao tác đơn giản trong rửa tay, lau mặt.

  c. Nhận biết và phòng tránh một số nguy cơ không an toàn
•    Trẻ nhận biết được một số vật dụng nguy hiểm, những nơi nguy hiểm không được phép sờ vào hoặc đến gần.
•    Nhận bết một số hành động nguy hiểm và phòng tránh

3. Trẻ từ 3-4 tuổi
  a.  Phát triển vận động
•     Tập động tác phát triển các nhóm cơ và hô hấp như:
           +  Hô hấp: hít vào thở ra
           +  Tay: đưa 2 tay lên cao, ra phía trước, sang 2 bên, co và duỗi tay, bắt chéo 2 tay trước ngực.
           +  Lưng, bụng, lườn: cúi về phía trước, quay sang trái – sang phải, nghiêng người sang trái – phải.
           +  Chân: bước lên phía trước, bước sang ngang, ngồi xổm, đứng lên, bật tại chỗ, co duỗi chân.
•    Tập luyện các kĩ năng vận động cơ bản và phát triển các tố chất trong vận động.
           + Đi và chạy: đi kiễng gót, đi và chạy thay đổi tốc độ theo hiệu lệnh; đi, chạy thay đổi hướng theo đường dích dắc; đi trong đường hẹp
           +  Bò, trườn, trèo: bò, trườn theo hướng thẳng, dích dắc; bò chui qua cổng; trườn về phía trước
           +  Tung, ném, bắt: Lăn, đập, tung bắt bóng với cô; ném xa bằng 1 tay,…
           +  Bật, nhảy: bật tại chỗ, bật về phía trước, bật xa 20-25 cm.
•    Tập các cử động của bàn tay, ngón tay, phối hợp tay – mắt và sử dụng một số đồ dùng, dụng cụ: gập đan các ngón tay vào nhau, quay ngón tay cổ tay; xếp chồng các hình khối khác nhau; xé, dán giấy; sử dụng kéo, bút,..

   b.  Dinh dưỡng sức khỏe:
•    Nhận biết một số món ăn, thực phẩm thông thường và lợi ích của chúng đối với sức khỏe (ăn đủ lượng, đủ chất, sự liên quan giữa ăn uống và bệnh tật,…)
•    Tập làm một số việc tự phục vụ trong sinh hoạt
           +  Làm quen cách đánh răng, lau mặt, rửa tay bằng xà phòng, thể hiện bằng lời nói về nhu cầu ăn, ngủ, vệ sinh
           +  Giữ gìn sức khỏe và an toàn
           +  Luyện tập một số thói quen tốt về giữ gìn sức khoẻ
           +  Lợi ích của việc giữ gìn vệ sinh thân thể, vệ sinh môi trường đối với sức khỏe con người.
           +  Nhận biết trang phục theo thời tiết và một số biểu hiện khi ốm
•    Trẻ nhận biết được một số vật dụng nguy hiểm, những nơi nguy hiểm không được phép sờ vào hoặc đến gần
•    Nhận bết một số hành động nguy hiểm và phòng tránh.

4. Trẻ từ 4-5 tuổi
 a. Phát triển vận động.
   - Tập động tác phát triển các nhóm cơ và hô hấp như:
•    Hô hấp: hít vào thở ra.
•    Tay: đưa 2 tay lên cao, ra phía trước, sang 2 bên, (kết hợp với vẫy bàn tay, nắm, mở bàn tay), co và duỗi tay, vỗ 2 tay vào nhau (phía trước, phía sau, trên đầu).
•     Lưng, bụng, lườn: cúi về phía trước - ngửa về phía sau, quay sang trái – quay sang phải, nghiêng người sang trái - sang phải.
•      Chân: nhún chân; ngồi xổm – đứng lên, bật tại chỗ; đứng, lần lượt từng chân co cao đầu gối.
   - Tập luyện các kĩ năng vận động cơ bản và phát triển các tố chất trong vận động
•    Đi và chạy: đi bằng gót chân, đi khuỵu gối, đi lùi; đi trên ghế thể dục, đi trên vạch kẻ thẳng trên sàn; đi, chạy thay đổi tốc độ theo hiệu lệnh, dích dắc (đổi hướng) theo vật chuẩn; chạy 15m trong 10 giây; chạy chậm 60 - 80m.
•    Bò, trườn, trèo: bò bằng tay và bàn chân 3 - 4m; trườn theo hướng thẳng; trèo lên, xuống 5 gióng thang,…
•    Tung, ném, bắt: tung bóng lên cao và bắt; đập và bắt bóng tại chỗ; ném xa bằng 1 tay - 2 tay; ném trúng đích bằng 1 tay; chuyền, bắt bóng qua đầu, qua chân,…
•    Bật, nhảy: bật tại chỗ, bật về phía trước, bật xa 35 - 40 cm, bật - nhảy từ trên cao xuống (cao 30 -35cm),…
   - Tập các cử động của bàn tay, ngón tay, phối hợp tay – mắt và sử dụng một số đồ dùng, dụng cụ.
•    Vo, xoáy, xoắn, vặn, búng ngón tay, véo, vuốt, miết, ấn bàn tay, ngón tay, gắn, nối,…
•    Gập giấy.
•    Lắp ghép hình.
•    Xé, cắt đường thẳng.
•    Tô, vẽ hình.
•    Cài, cởi cúc, xâu, buộc dây.
 
b. Dinh dưỡng sức khỏe:
   - Nhận biết một số món ăn, thực phẩm thông thường và lợi ích của chúng đối với sức khỏe.
•    Nhận biết một số thực phẩm thông thường trong các nhóm thực phẩm (trên tháp dinh dưỡng).
•    Nhận biết dạng chế biến đơn giản của một số thực phẩm, món ăn.
•    Nhận biết các bữa ăn trong ngày và lợi ích của ăn uống đủ lượng, đủ chất.
•    Nhận biết sự liên quan giữa ăn uống với bệnh tật (ỉa chảy, sâu răng, suy dinh dưỡng,…)
   - Tập làm một số việc tự phục vụ trong sinh hoạt: tập đánh răng, lau mặt, rèn luyện thao tác rửa tay bằng xà phòng, đi vệ sinh đúng nơi quy định.
   - Giữ gìn sức khỏe và an toàn.
•    Luyện tập một số thói quen tốt về giữ gìn sức khoẻ.
•    Lợi ích của việc giữ gìn vệ sinh thân thể, vệ sinh môi trường đối với sức khỏe con người.
•    Lựa chọn trang phục phù hợp với thời tiết, ích lợi của mặc trang phục phù hợp với thời tiết.
•    Nhận biết một số biểu hiện khi ốm và cách phòng tránh đơn giản.
  - Trẻ nhận biết được một số vật dụng nguy hiểm, những nơi nguy hiểm không được phép sờ vào hoặc đến gần.
  - Nhận biết một số hành động nguy hiểm và phòng tránh.

5. Trẻ từ 5-6 tuổi
 a. Phát triển vận động.
   - Tập động tác phát triển các nhóm cơ và hô hấp như:
•    Hô hấp: hít vào thở ra.
•    Tay: đưa 2 tay lên cao, ra phía trước, sang 2 bên, (kết hợp với vẫy bàn tay, quay cổ tay, kiễng chân) co và duỗi từng tay kết hợp kiễng chân. Hai tay đánh xoay tròn trước ngực, đưa lên cao.
•    Lưng, bụng, lườn: ngửa về phía sau kết hợp tay giơ lên cao chân bước sang phải, sang trái; quay sang trái – sang phải kết hợp tay chống hông hoặc hai tay dang ngang, chân bước sang phải – sang trái; nghiêng người sang hai bên kết hợp chạy chống hông, chân bước sang phải – sang trái.
•    Chân: đưa ra phía trước, đưa sang ngang, đưa về phía sau; nhảy lên, đưa 2 chân sang ngang, nhảy lên đưa một chân về phía trước, một chân về sau.
   - Tập luyện các kĩ năng vận động cơ bản và phát triển các tố chất trong vận động.
•    Đi và chạy: đi bằng mép ngoài bàn chân, đi khuỵu gối, đi trên dây (dây đặt trên sàn), đi trên ván kê; đi nối bàn chân tiến lùi; đi chạy thay đổi tốc độ, hướng, dích dắc theo hiệu lệnh,…
•    Bò, trườn, trèo: bò bằng bàn tay và bàn chân 4-5m; bò dích dắc qua 7 điểm; bò chui qua ống dài 1,5m x 0,6m; trèo lên xuống 7 gióng thang,….
•     Bậc nhảy: bật liên tục vào vòng; bật xa 40 – 50cm; bật qua vật cản 15 – 20cm; nhảy lò cò 5m,…
 - Tập các cử động của bàn tay, ngón tay, phối hợp tay – mắt và sử dụng một số đồ dùng, dụng cụ.
•    Các loại cử động bàn tay, ngón tay và cổ tay.
•    Bẻ, nắn; lắp ráp.
•    Xé, cắt đường vòng cung.
•    Tô, đồ theo nét.
•    Cài, cởi cúc, kéo khóa, xâu, luồn, buộc dây.
 
b. Dinh dưỡng sức khỏe:
   - Nhận biết một số món ăn, thực phẩm thông thường và lợi ích của chúng đối với sức khỏe.
•    Nhận biết, phân loại một số thực phẩm thông thường trong 4 nhóm thực phẩm.
•    Làm quen với một số thao tác đơn giản trong chế biến một số món ăn, thức uống.
•    Nhận biết các bữa ăn trong ngày và lợi ích của ăn uống đủ lượng, đủ chất.
•    Nhận biết sự liên quan giữa ăn uống với bệnh tật (ỉa chảy, sâu răng, suy dinh dưỡng,…)
   - Tập làm một số việc tự phục vụ trong sinh hoạt.
•    Tâp luyện kỹ năng: đánh răng, lau mặt, rửa tay bằng xà phòng.
•    Đi vệ sinh đúng nơi quy định, sử dụng đồ dùng vệ sinh đúng cách.
   - Giữ gìn sức khỏe và an toàn.
•    Luyện tập một số thói quen tốt về giữ gìn sức khoẻ.
•    Lợi ích của việc giữ gìn vệ sinh thân thể, vệ sinh môi trường đối với sức khỏe con người.
•    Lựa chọn và sử dụng trang phục phù hợp với thời tiết.
•    Ích lợi của mặc trang phục phù hợp với thời tiết.
•    Nhận biết một số biểu hiện khi ốm, nguyên nhân và cách phòng tránh.
   - Nhận biết và phòng tránh những hành động nguy hiểm, những nơi không an toàn, những vật dụng nguy hiểm đến tính mạng.
   - Nhận bết một số trường hợp khẩn cấp và gọi người giúp đỡ.

 

 

 

 

Zalo